Du học Nhật: Bạn sắp đặt chân đến đất nước Mặt trời mọc để học tập? Hãy cùng khám phá những sự thật thú vị về đất nước, con người và văn hóa Nhật bản nhé!
Nhật Bản là một quốc gia hải đảo hình vòng cung, nằm xoải theo bên sườn phía Đông lục địa châu Á, ở phía Đông của Hàn Quốc, Nga và Trung Quốc. Từ xưa đến nay, Nhật Bản đã trở thành một trong những quốc gia có nền văn hóa độc đáo nhất cùng khoa học công nghệ phát triển thu hút sự quan tâm của cả thế giới.
Những sự kiện thú vị này chứng minh với thế giới rằng Nhật Bản xứng đáng là một trong những cường quốc hàng đầu bởi văn hóa giàu truyền thống và nền kinh tế mạnh mẽ siêu quyền lực.
1. Tên gọi Nhật Bản có nghĩa là “gốc của Mặt Trời” và như thế được hiểu là “đất nước Mặt Trời mọc”. Nhật Bản còn có các mỹ danh là “xứ sở hoa anh đào”, vì loài hoa này nở rộ trên khắp nước Nhật từ Bắc xuống Nam, hay “đất nước hoa cúc” vì bông hoa cúc 16 cánh giống như Mặt Trời đang tỏa chiếu là biểu tượng của hoàng gia và là quốc huy Nhật Bản hiện nay.
Hay Nhật Bản còn được gọi là Phù Tang – một loại cây dâu. Theo truyền thuyết cổ phương Đông có cây dâu rỗng lòng gọi là Phù Tang hay Khổng Tang, là nơi thần Mặt Trời nghỉ ngơi trước khi cưỡi xe lửa du hành ngang qua bầu trời từ Đông sang Tây, do đó Phù Tang hàm nghĩa văn chương chỉ nơi Mặt Trời mọc.
2. Hơn 70% diện tích Nhật Bản bao gồm các ngọn núi, trong đó có 200 ngọn núi lửa và gồm hơn 6.800 hòn đảo.
Vị trị địa lý của Nhật Bản khiến nước này là một trong những quốc gia xảy ra nhiều thiên tai nhất thế giới. Hai mối đe dọa nghiêm trọng nhất là động đất và sóng thần. Mỗi năm Nhật Bản phải chịu 7500 trận động đất nhẹ, riêng Tokyo có đến 150 trận.
3. Ẩm thực Nhật Bản rất phong phú và đặc biệt. Bao gồm sushi, trà đạo và các món khác như các loại bánh làm từ bột gạo.
Tuy nhiên, ẩm thực Nhật Bản cũng khá nguy hiểm với những món ăn như gỏi cá nóc (Fugu sashi). Phần bắp và bụng được coi là khá an toàn, nhưng phải có một con mắt thật tinh tường để loại đi những chất độc. Đã bao người phải bỏ mạng vì ăn phải chất độc của món Fugu này. Thế nhưng đây được coi là đặc sản của Nhật Bản. Ở trung tâm Tokyo có rất nhiều nhà hàng chế biến món này. Thực khách sẽ tấm tắc khen ngon nếu họ còn sống sau khi ăn món này.
4. Người Nhật rất coi trọng giao tiếp. Họ thường cúi chào bằng cách gập người xuống (ojigi) và độ hạ thấp tùy thuộc địa vị xã hội của cả hai người. Đây là một dấu hiệu quan trọng để tỏ sự kính trọng.
Một nét phong tục khác là việc trao đổi danh thiếp. Mỗi lần giới thiệu hay gặp mặt đều cần tới tấm danh thiếp và việc nhận tấm danh thiếp bằng hai tay là một cử chỉ lễ độ. Tấm danh thiếp được in rõ ràng và không được viết tay trên đó.
5. Phong tục của Nhật rất đa dạng, một số đàn ông ở Nhật Bản cạo đầu của họ như một hình thức của lời xin lỗi.
Hay về cách thức khi bạn đặt chân vào nhà của một người Nhật, bạn cần phân biệt khi nào thì đi dép khi nào là giày. Tại lối vào một ngôi nhà ở Nhật, sàn nhà thường sẽ được nâng lên khoảng 6 inch (15,24 cm) cho biết bạn được phép đi giày của bạn vào. Nếu nhà có một phòng chiếu tatami, sàn của nó có thể được nâng lên 1-2 inch (2,54 – 5,08 cm) cho thấy bạn cần bỏ giày bên ngoài và đi dép của chủ nhà.
6. Tỷ lệ biết chữ ở Nhật Bản gần như 100%. Giáo dục ở Nhật có tính cạnh tranh rất cao, đặc biệt ở các kì thi tuyển sinh Đại học, điển hình là các kì thi tuyển của hai trường Đại học cao cấp Tokyo và Kyoto. Tỷ lệ thất nghiệp của Nhật Bản ít hơn 4%.
7. Nhật Bản dẫn đầu thế giới trong ngành khoa học robot, đây là quốc gia sở hữu hơn nửa số robot cho công nghiệp sản xuất của thế giới. Nhật Bản đã phát minh ra QRIO, ASIMO và Aibo. Nhật Bản cũng là nhà sản xuất ô tô lớn nhất và là quê hương của 6 trong tổng số 15 nhà sản xuất ô tô lớn nhất toàn cầu cũng như 7 trong số 20 nhà sản xuất chất bán dẫn lớn nhất thế giới.
8. Nhật Bản đã cống hiến 15 giải thưởng Nobel (trong hóa học, y học và vật lý), 3 Huy chương Fields và một đoạt giải thưởng Gauss.
9. Về luật pháp, hệ thống tòa án Nhật Bản có một tỷ lệ kết án cao là 99%! Nhà tù Nhật Bản hoạt động mức trung bình với mức công suất 117%.